Quảng Bình: TP.Đồng Hới chỉ còn 3 phường sau sáp nhập?
Xoắn tinh hoàn có thể gây ra các biến chứng sau:Hoa hậu Nhân ái Đỗ Lan ‘tái xuất’ với những màn đấu giá kinh điển
Với 28 điểm, 18 rebounds (bắt bóng), tay ném Dominique Tham được vinh danh ở hạng mục cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu. "Ở loạt trận chung kết này, dù đang thất thế nhưng tôi tin rằng tập thể CLB Nha Trang Dolphins vẫn có đầy đủ những nhân tố để làm nên bất ngờ. Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu đến cùng ở trận tiếp theo”, Dominique Tham nói.
Ngoại trưởng Ý đánh giá Vành đai và Con đường trước thềm chuyến thăm Trung Quốc
Sáng 1.2 (tức mùng 4 Tết), CLB Đà Nẵng bổ nhiệm ông Lê Đức Tuấn ngồi ghế HLV trưởng. Dù V-League chưa qua nửa chặng đường, nhưng đội bóng sông Hàn đã thay "tướng" đến 3 lần.Đầu mùa, CLB Đà Nẵng được dẫn dắt bởi HLV Đào Quang Hùng và giám đốc kỹ thuật (GĐKT) Trương Việt Hoàng. Sau 3 tháng bết bát, cả ông Đào Quang Hùng và cộng sự Trương Việt Hoàng đều rời đi, nhường chỗ cho bộ đôi mới: Cristiano Roland và Phan Thanh Hùng.Tuy nhiên cách dụng binh của đội Đà Nẵng tạo ra cảm giác khó hiểu. Ở các trận gặp SLNA và Hải Phòng, ông Phan Thanh Hùng được đăng ký chức danh HLV trưởng (như vậy tự hiểu là ông Roland làm GĐKT). Nhưng đến trận gặp CLB TP.HCM, HLV trưởng là ông Roland. Để rồi, cựu HLV U.17 Việt Nam cũng chỉ làm 1 trận rồi rời đi, nhường ghế nóng lại cho ông Lê Đức Tuấn.Tức là chỉ trong 2 tháng, ghế HLV trưởng ở CLB Đà Nẵng có tới 4 người từng ngồi. Thay "tướng" nhiều như vậy, nhưng đội Đà Nẵng vẫn chưa biết thắng. Vỏn vẹn 4 điểm sau 11 trận cùng vị trí cuối bảng là thành tích khó chấp nhận với đội bóng trước kia từng làm mưa làm gió ở V-League (vô địch năm 2009 và 2012). Người mới nhất nhảy vào "con tàu" CLB Đà Nẵng là HLV Lê Đức Tuấn, thực tế cũng non kinh nghiệm. Ông Tuấn từng huấn luyện trẻ Hà Nội, được đôn lên trợ lý rồi sau đó là HLV trưởng CLB Hà Nội. Dù có đà thăng tiến nhanh chóng chỉ trong 3 năm, nhưng HLV Lê Đức Tuấn có rất ít trải nghiệm thực chiến ở V-League. Trong thời gian ngắn ngủi ông Tuấn nắm quyền, đội Hà Nội bất ngờ bị Đồng Tháp loại khỏi Cúp quốc gia, đồng thời lần đầu thua HAGL trên sân nhà sau 12 năm. Tất nhiên, không thể quy toàn bộ trách nhiệm cho ông Lê Đức Tuấn. Nhưng với vốn huấn luyện cực mỏng, không đơn giản để "tướng" trẻ vực dậy được tập thể rệu rã, thiếu sức sống tại sân Hòa Xuân hiện tại. Mùa 2023, khi đứng trước lằn ranh xuống hạng, đội Đà Nẵng cũng cầu viện một HLV trẻ của CLB Hà Nội, đó là HLV Phạm Minh Đức. Tuy nhiên, ông Đức không cứu được đội bóng sông Hàn. Còn với CLB Hà Nội, sau khi chia tay ông Lê Đức Tuấn, đội bổ nhiệm ông Hoàng Văn Phúc. Cựu HLV Quảng Nam từng ngồi ghế tạm quyền 2 trận ở CLB Hà Nội năm 2021 mà không để lại bất cứ dấu ấn chuyên môn nào. Vòng xoay HLV của V-League dễ tạo ra cảm giác luẩn quẩn, khi các HLV cứ chuyển qua chuyển lại các đội quen thuộc. Quả thực có chuyện "thay tướng đổi vận" ở một số đội, nhưng sự thay đổi thường rất ngắn ngủi. Đơn cử SLNA trụ hạng ngoạn mục ở mùa trước sau khi bổ nhiệm ông Phạm Anh Tuấn ngồi ghế HLV trưởng thay Phan Như Thuật. Và đến mùa này, khi ông Tuấn "hết phép", Phan Như Thuật lại trở lại ghế chỉ đạo. Đi loanh quanh, rồi lại về đúng lựa chọn lúc đầu. Bóng đá Việt Nam từng có cầu thủ xuất ngoại, nhưng chưa bao giờ có chuyện... HLV xuất ngoại. Các chiến lược gia Việt chỉ huấn luyện quanh quẩn trong nước, người này nghỉ thì người kia thay. Đến giờ, số HLV Việt Nam có bằng Pro chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều người huấn luyện bằng kinh nghiệm là chính, khi bước ra sân chơi quốc tế thì phải lui về ngồi ghế GĐKT để nhường chỗ cho người có bằng cấp nhận chức danh HLV trưởng (để đáp ứng yêu cầu của AFC). Đã có những đội bóng sử dụng thầy ngoại và thành công, như CLB Thanh Hóa với HLV Velizar Popov (đoạt 3 cúp trong 2 năm), hay trước đây đội bóng xứ Thanh cũng có mùa giải 2017 thăng hoa cùng "bố già" Ljupko Petrovic. Dù vậy, phần lớn HLV ngoại ở V-League ra đi "không kèn không trống", với lý do được một chuyên gia chia sẻ với Báo Thanh Niên rằng họ không hiểu văn hóa bóng đá ở V-League. Văn hóa ấy là gì, chỉ người trong cuộc mới hiểu. Tuy nhiên, khi những cầu thủ dù đã thành danh ở V-League, đến khi lên tuyển vẫn phải... học lại những kỹ năng chiến thuật rất cơ bản như mở thân người đỡ bóng, di chuyển đồng bộ hay ném biên, có lẽ khâu huấn luyện ở một số đội V-League nên bị đặt dấu hỏi.Mà vòng luẩn quẩn thay HLV của nhiều đội hay chuyện nhập nhèm vai trò giữa GĐKT và HLV trưởng đã hé lộ một phần câu trả lời. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Có lẽ chính vì vậy mà bộ truyện bám sát những vấn đề rất cập thời của xã hội, kể cả những chuyện ba mẹ muốn chia sẻ cùng con nhưng khó nói: tình yêu tuổi mới lớn, dậy thì sớm, LGBT, con cái trong gia đình ly hôn, gia đình đơn thân… Ngoài yếu tố giải trí, thư giãn, thì có thể xem bộ truyện tranh Nhóc Miko – Cô bé nhí nhảnh là một loại “sổ tay” hướng dẫn cho các bé gái và thiếu nữ cách ứng xử văn minh và cởi mở trước các vấn đề này.
Các phương pháp tầm soát, điều trị ung thư phổi giúp bệnh nhân sống lâu hơn
Trao đổi với Thanh Niên chiều 27.2, một cán bộ UBND P.Phú Diễn (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) xác nhận Công ty CP quản lý và khai thác tòa nhà VNPT - là đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư khu Ruby (Công ty PMC), đã cấp nước trở lại cho nhiều khu trung tâm thương mại thuộc khu Ruby (khu R, gồm 4 tòa R1, R2, R3, R4) trong Khu đô thị Goldmark City, ở địa chỉ 136 Hồ Tùng Mậu (P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm).Động thái nêu trên được thực hiện sau khi TAND Q.Bắc Từ Liêm ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, yêu cầu ban quản trị mở van cấp nước trở lại.Theo vị cán bộ P.Phú Diễn, việc cấp nước trở lại được phía Công ty PMC thống nhất trong quá trình làm việc Công ty CP thương mại quảng cáo xây dựng địa ốc Việt Hân - chủ đầu tư Khu đô thị Goldmark City (Công ty Việt Hân) vào sáng 27.2."Trong thời gian tới, P.Phú Diễn sẽ tiếp tục giám sát quá trình cấp nước này. Đồng thời, khi các bên liên quan có hành vi gây ảnh hưởng tới hoạt động dân sinh thì P.Phú Diễn sẽ lập tức vào cuộc, không để mất an ninh trật tự", vị cán bộ cho biết thêm.Trước đó, ngày 21.1, nhiều khu trung tâm thương mại dịch vụ ở khu R trong Khu đô thị Goldmark City bị cắt nước sạch.Lý giải nguyên nhân, Ban quản trị 4 tòa R1, R2, R3, R4 (BQT 4R) cho biết, do Công ty Việt Hân không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán phí dịch vụ đã sử dụng đối với diện tích hầm xe ô tô đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận.Trong khi đó, phía Công ty Việt Hân cho rằng đã hoàn thành đầy đủ việc thanh toán phí dịch vụ quản lý vận hành đối với khu trung tâm thương mại dịch vụ theo đúng kỳ hạn thanh toán và đơn giá tạm tính bằng với đơn giá áp dụng cho căn hộ chung cư.Khi nhận được các văn bản yêu cầu thanh toán, Công ty Việt Hân đã đề nghị các ban quản trị, Công ty PMC, ban quản lý làm rõ các thông tin để các bên cùng xem xét, thống nhất. Tuy nhiên, ngày 21.1, nước sinh hoạt tại tầng hầm, trung tâm thương mại khu R đã bị cắt.Đánh giá việc dừng cấp nước cho nhiều khu trung tâm thương mại là "biện pháp cực đoan", chính quyền sở tại đã liên tiếp ra văn bản đề nghị cấp nước trở lại nhưng không có kết quả.Ngày 14.2 vừa qua, cho rằng hành động cắt nước của đơn vị quản lý và ban quản trị 4 tòa khu Ruby vi phạm nghiêm trọng pháp luật và gây thiệt hại nên Công ty Việt Hân đã khởi kiện vụ việc ra TAND Q.Bắc Từ Liêm, buộc BQT 4R và Công ty PMC mở lại nước cho các trung tâm thương mại. Đồng thời, yêu cầu BQT 4R và Công ty PMC liên đới bồi thường thiệt hại do hành động cắt nước gây ra.Như vậy, tính đến thời điểm nước được cấp trở lại, các khu đô thị thuộc khu R đã bị cắt nước trong hơn 1 tháng.